Trước khi đến với bài viết thì tôi xin hỏi các quý độc giả là quý vị biết được nhiều về Hiệp Định Paris 1973 không? Vì sao lại có Hiệp định này và cách thức hoạt động của nó là gì?
Trả lời:
Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam (hay Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (MTGPMN VN) và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris (Pháp quốc) vào ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Henry Kissinger và Lê Đức Thọ bắt tay nhau trong Hòa Đàm Paris 1973
Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Nixon còn đương nhiệm thấy rằng không còn có lợi ích gì nữa khi tiếp tục tham chiến tại chiến trường Việt Nam cũng như đã đi đêm với Trung Cộng nhằm đạt được mục đích kinh tế và để phá vỡ sức mạnh của khối Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc. Do đó, Hoa Kỳ vào thời kỳ đó đã chú tâm vào vấn đề ở Trung Đông để giúp Do Thái chống lại khối Ả-Rập. Đó là lý do mà Hiệp Định Paris 1973 ra đời nhằm để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam trong danh dự.
Ban đầu, cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã không hề muốn ký Hiệp Định này, vì ông biết rằng sau khi ký kết thì Quốc gia Việt Nam sẽ mất đi miền Nam Việt Nam (VNCH). Tuy nhiên, khi đó cùng với phong trào phản chiến đang phát triển rất mạnh do phe dân chủ đứng đàng sau giựt dây, Tổng Thống Thiệu đã chịu nhiều áp lực từ thế giới, cộng với sự tuyên truyền và đầu độc của Cộng Sản rằng nếu ông Thiệu không ký là còn chiến tranh. Và nếu ông Tổng Thống Thiệu không ký thì viện trợ sẽ bị cắt và Mỹ sẽ ký riêng với Việt Cộng mà không cần VNCH. Ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, ông nằm ở thế phải ký thì VNCH mới được tiếp tục nhận được viện trợ.
https://www.youtube.com/watch?v=vKpswWEg-MQ
Nhưng, người tính không bằng Trời tính. Sau khi Tổng Thống Thiệu ký Hiệp Định Paris đó, Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của phe Dân chủ cánh tả đã cố tình thất hứa với VNCH và đã không viện trợ nữa. Một phần lớn nguyên nhân do Hoa Kỳ cắt viện trợ mà dẫn đến biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sau một khoảng thời gian khá dài 20 năm để tìm tòi và nghiên cứu, Luật Sư Lâm Chấn Thọ (quốc tịch Canada) đã chứng minh được rằng tuy Hiệp Định Ba Lê 1973 là Hiệp Định khai tử VNCH, nhưng đồng thời cũng là giấy nợ để người Việt Quốc gia đòi lại công bằng cho VNCH.
https://www.youtube.com/watch?v=s-Hs5iRiYpQ
Vì sao chúng ta có thể biến nó thành giấy nợ để đòi lại công bằng cho VNCH? Đó là vì Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm Hiệp Định Ba Lê này. Không chỉ có Việt Cộng mà Tàu Cộng cũng vi phạm cái Hiệp Định này và Kết Ước Quốc Tế 1973.
Cộng Sản Bắc Việt(VC) và Tàu Cộng(TC) đã vi phạm những điều khoản nào trong Hiệp Định Paris 1973?
1. Điều 3: Các bên phải ngừng bắn nhưng VC lại cố tình gây chiến sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam.
2. Điều 7: Hai bên miền Nam không được nhận vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh. Tuy nhiên, VC đã vi phạm vì nhận tiếp tế từ TC và Liên Xô.
3. Điều 8: Trao trả tù bình quân sự. VC vi phạm vì đã không trao trả tù binh VNCH. Điển hình như là VC đã bắt rất nhiều quân nhân VNCH vào cái gọi là Trại Cải Tạo. Cho đến nay, chúng ta không biết chính xác là có bao nhiêu người lính VNCH đã bị cộng sản cầm tù hoặc thủ tiêu.
Có 3 điều chánh mà VC và TC đã vi phạm mà quý vị có thể có động lực để đòi nợ.
4. Điều 9: Quyền dân tộc tự quyết. VC đã vi phạm vì không cho dân miền Nam bầu cử chọn người làm lãnh đạo
5. Điều 11: Cái thứ nhứt, VC đã trả thù trong khi điều 11 nghiêm cấm trả thù. Cái thứ hai là VC đã vi phạm về nhân quyền: đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
6. Điều 15: VC và TC vi phạm vi cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải của VNCH. Điều dễ dàng nhận thấy rằng có có sự can thiệp của nước ngoài như Tàu và Liên Xô.
Chỉ cần 3 điều chánh về vấn đề quyền dân tộc tự quyết, nhân quyền, và lãnh thổ/lãnh hải đó thôi là chúng ta có thể áp dụng để đòi nợ.
Câu hỏi là chúng ta đòi nợ như thế nào?
Câu trả lời đó là vận động Quốc Tế để Tái Họp Hội Nghị Quốc Tế về vấn đề Việt Nam để bắt VC và TC trả lại lãnh thổ và lãnh hải. Đồng thời là tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và nhân quyền của nhân dân miền Nam.
Điều 19 của HĐ Paris nói rằng: “Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế trong vòng 30 ngày kể từ khi ký Hiệp Định này để ghi nhận các Hiệp Định đã ký kết.
”Điều 19 này sẽ dẫn đến một văn bản khác đó là Kết Ước Quốc Tế (ký ngày 2 tháng 3 năm 1973) như tôi đã nhắc ở trên. Đó là Hội Nghị Quốc Tế được diễn ra để các bên phải ký Kết Ước Quốc Tế để bảo đảm các bên đã ký phải tôn trọng Hiệp Định Paris 1973. Ở bài viết tiếp theo, tôi sẽ đề cập về Kết Ước Quốc Tế và Công Luật PL93-559.
Nguồn:
Hiệp Định Paris(trang 19 – 37):https://tuoitrequocgia.com/wp-content/uploads/2022/06/All-Paris-Peace-Accords-Document.pdf
Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa: Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?